Biến động dân tộc từ khi giành độc lập Nguồn gốc người Việt

Người Việt Nam đang sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay là tập hợp các cộng đồng người Kinh chiếm đa số (82%) và 53 cộng đồng người thuộc sắc tộc thiểu số. Người Kinh không phải là một cộng đồng dân tộc thuần nhất về mặt nguồn gốc, mà là tập hợp của hàng chục sắc tộc đã từng lai tạp đồng hóa với nhau trong quá khứ của ba cộng đồng chính, nhưng ngày nay đều có chung một đặc tính thống nhất về phong tục tập quán và sử dụng hoàn toàn Việt ngữ.[lower-alpha 11] Nghiên cứu di truyền nhân chủng học chỉ ra rằng cả ba cộng đồng người Việt khá thuần nhất và khoảng cách di truyền gần với những người nói tiếng Tày-Thái (bao gồm những người Tày Nùng ở Việt Nam và Choang ở Trung Quốc) hơn là những người Chăm hay Khmer[32].

- Người Việt miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ:[cần dẫn nguồn] là cộng đồng người Việt cổ thuộc tiểu chủng Mongloid phương Nam, cư trú từ xa xưa trên châu thổ sông Hồng, sông Mã và sông Cả (đồng bằng sông Hồng và Thanh Nghệ Tĩnh) thuộc nền văn minh Đông Sơn, lai tạp với thiểu số các sắc dân Tây Âu (nói tiếng Tày Thái), cũng như các sắc dân Bách Việt (Mân Việt, Đông Âu) và người Hán phương Bắc.

- Người Việt miền Nam Trung Bộ:[cần dẫn nguồn] là cộng đồng người thuộc tiểu chủng Mongloid phương Nam, cư trú trên lãnh thổ thuộc các triều đại Champa từng tồn tại trên lãnh thổ miền Trung Việt từ Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay, thuộc nền văn minh di chỉ Sa Huỳnh. Những sắc dân cổ ở đây bị lai tạp với một lượng đa số người Việt miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (phần lớn là lưu dân Thanh Nghệ Tĩnh) và thiểu số Trung Hoa từ phía bắc di cư xuống, với người Khmer và Ấn Độ từ phía tây di cư sang, sau đó chấp nhận chánh sách cưỡng bức đồng hóa của triều đình Đại Việt, hoàn toàn trở thành người Kinh, sử dụng Việt ngữ và theo phong tục tập quán của người Việt chiếm đa số đến từ miền Bắc.

- Người Việt miền Nam Bộ:[cần dẫn nguồn] là cộng đồng người thuộc tiểu chủng Mongloid phương Nam, cư trú trên lãnh thổ thuộc các triều đại Phù Nam từng tồn tại trên châu thổ sông Cửu Long ngày nay, thuộc nền Văn hóa Óc Eo. Những sắc dân cổ này lại lai tạp với một thiểu số người Khmer từ phía bắc di cư xuống sau khi Vương quốc Phù Nam bị người Khmer thôn tính, rồi lại tiếp tục lai tạp với một đa số người Việt miền Nam Trung Bộ, một số nhỏ người Việt miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và sắc dân Nam Trung Hoa từ phía đông bắc di cư xuống, chấp nhận chính sách cưỡng bức đồng hóa của triều đình Đàng Trong-Việt Nam-Đại Nam, hoàn toàn trở thành người Kinh, sử dụng Việt ngữ và theo phong tục tập quán thống nhất của người Việt miền Bắc và miền Trung.

Mỗi khi bộ phận người này bị hoạn nạn, như thiên tai bão lụt hạn hán thì kêu gọi: ‘Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn’. Lập tức người trong nước đều cùng nhau quyên góp cưu mang đùm bọc.

Dưới thời vua Minh Mạng áp dụng chính sách thống nhất dân tộc để dễ cai trị, gọi chung ba cộng đồng cùng sử dụng Việt ngữ (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ) là người Kinh, tức người do Kinh đô Huế trực trị và đã hoàn toàn thuần phục, để phân biệt với các sắc dân mà triều đình Huế gọi là “man di” chưa được hoàn toàn giáo hóa, thường sống tự trị và tập trung ở vùng rừng núi, thường gọi là người Thượng,...

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nguồn gốc người Việt http://opinion.jrj.com.cn/2014/06/19090217440458.s... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/628349 http://chinhnghia.com/nguongocnguoiviet-dokiencuon... http://www.taipeitimes.com/News/feat/archives/2004... http://email.eva.mpg.de/~gil/ismil/6/abstracts/and... http://vietsciences.free.fr/vietnam/sudia/nguongoc... http://vietsciences.free.fr/vietnam/sudia/vanminhc... http://www.jogg.info/41/Wiik1.pdf http://www.isogg.org/tree/ISOGG_HapgrpO07.html http://www.pnas.org/content/103/25/9578.abstract